Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên cơ thể sống chắc hẳn là điều nhiều người cũng biết rồi. Tuy nhiên bạn có biết trong cơ thể chúng ta có rất nhiều loại tế bào gốc đảm nhận các vai trò khác nhau không. Cùng tìm hiểu để hiểu hơn về cấu tạo cơ thể của chính mình nhé.

2 dạng tế bào gốc

Bằng cách phương pháp hiện đại mà tất cả tế bào trong cơ thể được chia ra làm 2 loại bao gồm tế bào gốc phôi thai và tế bào trưởng thành.

Đối với tế bào gốc phôi thai thì được tách ra từ chính phôi thai người hoặc là từ mô của bào thai. Tiếp đó trong tế bào gốc phôi thai cũng được chia làm 2 loại là toàn năng (totipotent) hoặc vạn năng (pluripotent). Tế bào gốc toàn năng là tế bào phôi thai trong một vài tuần lễ đầu sau thụ tinh có tiềm năng biến đổi thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể. Còn tế bào gốc vạn năng là tế bào có thể biến đổi thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể trừ các tế bào cần thiết để phát triển thai nhi.

Còn đối với tế bào gốc trưởng thành sẽ có sự khác biệt khi chúng được tách từ các mô chuyên biệt. Từ cơ thể của những động vật có vú đã trưởng thành bước qua giai đoạn bào thai. Và khi tách thành công chúng chỉ có một loại là tế bào gốc đa năng (multipotent), bởi chúng chỉ có thể biến đổi thành một loại tế bào xác định chứ không phải mọi loại tế bào. Một ví dụ về tế bào gốc đa năng đó là tế bào gốc máu , chỉ có thể trở thành tế bào bạch cầu, tế bào hồng huyết cầu hoặc tiểu cầu. Tế bào đó không thể trở thành tế bào thần kinh. Tế bào gốc trưởng thành có thể nhân bản trong suốt tuổi thọ của một sinh vật, nhưng chúng không thể nhân bản vô giới hạn như tế bào gốc toàn năng và vạn năng.

https://olimpiq.com.vn/blog/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-nao-tot-nhat.html

Nguồn gốc của tế bào bào gốc tách từ đâu

Đầu tiên phải kể đến chính là vùng tủy xương bên trong xương cánh chậu được sử dụng nhiều hơn cả. Đặc biệt việc tách tế bào gốc ở vị trí này khá đơn giản và cực kỳ an toàn không gây ra biến chứng. Cần phải gây mê toàn thân. Người hiến hồi phục hoàn toàn từ thủ thuật này sau vài ngày và cơ thể người hiến sẽ sản xuất tổ chức tủy xương mới thay thế phần đã thu gom.

Nguồn thứ 2 chính là từ máu bên ngoài cơ thể. Bạn có thể hiểu là sử dụng các biện pháp y khoa để kích thích cơ thể sinh ra máu từ đó tách những tế bào gốc bằng các loại máy hiện đại từ lượng máu đó. Phương pháp này phổ biến trong ghép TGB tự thân. Thuốc có thể có tác dụng phụ như: đau cơ, đau đầu, buồn nôn hay khó ngủ; nhưng các triệu chứng phụ này sẽ hết sau 2-3 ngày khi ngừng thuốc.

Phương này cũng mang đến sự an toàn nhất định, đặc biệt là người được tách tế bào thì không cần phải gây mê. Chủ động trong việc thu thập một lượng Tế bào gốc, tế bào gốc tinh sạch hơn, không lẫn những thành phần khác (như hạt mỡ, cặn xương…). Thường được tiến hành trong 4-6 giờ, trong quá trình gạn tách, người hiến có thể có các biểu hiện các triệu chứng như: gai rét, tê quanh môi và chuột rút ở tay.

Với ghép đồng loại, gạn tách và thu gom tế bào gốc từ máu ngoại vi không có sự ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến.

Máu tại cuống rốn: tuy nhiên tại đây thì chỉ thu được lượng tế bào gốc khá ít cho nên chỉ được sử dụng cho trẻ nhỏ để điều trị bệnh.

https://olimpiq.com.vn/blog/benh-teo-co-bap-chan.html

arrow
arrow
    全站熱搜

    dangtaihuy 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()